Số: 21PG/2024

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–

Ngày tháng năm 2024

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

(Tố giác ông Thích Nhật Từ có hành vi xúc phạm niềm tin tôn giáo và nhân phẩm của các phật tử)

Kính gửi:

Cơ Quan Điều Tra Công An Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh,

Toà Án Nhân Dân Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh,

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh.

Người tố giác tội phạm: Công dân ……., Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân số:……… do Bộ Công An/Công An Tỉnh…… cấp ngày … tháng …. năm 20….. Địa chỉ thường trú: …., xã/phường/thị trấn ……, huyện/thành phố/thị xã ….., tỉnh/thành phố……

Tên người bị tố giác: Ông Trần Ngọc Thảo – pháp danh Thích Nhật Từ trụ trì Chùa Giác Ngộ. Địa chỉ: Số 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG TRÌNH BÀY VÀ TỐ GIÁC

Vào năm 2022, ông Trần Ngọc Thảo (Thích Nhật Từ) đã đâm đơn tố giác tội phạm với ông Lê Tùng Vân – một người tu tập tôn giáo có địa chỉ sinh sống tại Xã Hòa Khánh Tây, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An. Đơn tố giác này của ông Trần Ngọc Thảo dựa trên căn cứ cho rằng danh dự và nhân phẩm của mình đã bị ông Lê Tùng Vân xúc phạm bởi ông Lê Tùng Vân đã phát ngôn so sánh ông ấy “ngu như bò”. Từ đơn tố giác tội phạm này, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022, một hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng ở Tỉnh Long An và cấp tối cao quốc gia đã nhanh chóng vào cuộc khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử rất nhịp nhàng bằng một cách rất bài bản đối ông Lê Tùng Vân và một số người liên quan. Cũng trong thời gian này, toàn bộ hệ thống truyền thông khoảng 1000 cơ quan báo chí của nhà nước Việt Nam đã đồng loạt khai thác thông tin về vụ án này một cách cũng rất bài bản. Hậu quả pháp lý là ông Lê Tùng Vân và những người có liên quan đã bị tòa án tuyên phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự 2015 với tổng mức án là 282 tháng tù giam. Hệ quả xã hội là ông Lê Tùng Vân và những người có liên quan trong vụ án bị dư luận xã hội ít nhiều nghi ngờ về đạo đức của một người tu hành.Tôi không bình luận gì về tính đúng sai của bản án này cũng như quy trình tố tụng của vụ án cùng các diễn biến liên quan khác. Tuy nhiên tôi muốn trình bày và so sánh với các cơ quan hành pháp và tư pháp được nêu trong đơn này một sự việc khác mang tính chất tương tự như sau:

Trong thời gian gần đây, trên Internet đã xuất hiện một số video và một số tài liệu đã thể hiện rõ hành vi ông Trần Ngọc Thảo (Thích Nhật Từ) đã có lời nói công khai xúc phạm đến niềm tin tôn giáo và danh dự nhân phẩm của tôi và những người theo đạo Phật không tham gia vào tổ chức tôn giáo có tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Ông ta khẳng định rằng chỉ có những ai tham gia vào tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thì mới là người theo đạo Phật chân chính.

Các chứng cứ tôi thu thập được gồm: một video đang lưu hành trên internet tại đường link:
https://www.youtube.com/watch?v=ydCug0aBCA0.

Trong video này, tại từ phút thứ nhất đến phút thứ ba ông Trần Ngọc Thảo nói: “…đây là một cơ sở (Tịnh Thất Bồng Lai) không hợp pháp…cũng chưa từng đăng ký sinh hoạt hợp pháp với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam…”

Và một bài báo khác đang lưu hành trên internet tại đường link: https://cafebiz.vn/thuong-toa-thich-nhat-tu-ong-le-tung-van-tinh-that-bong-lai-mao-danh-phat-phap-de-lua-dao-vi-pham-nghiem-trong-luat-dao-va-luat-doi-20220106095553135.chn

Trong bài báo này tác giả đã trích dẫn lời của ông Trần Ngọc Thảo nói với mình để truyền tải tới công chúng rằng: “Nhiều người ngộ nhận rằng đây là một nhóm Phật tử, chư tăng ni, đây là những ngộ nhận rất đáng tiếc”.

Phó Thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM nhấn mạnh, ông Vân lấy tên là “Tịnh thất” là một trong những tên nằm trong khái niệm tương đương với Thiền Viện, chùa mà Giáo hội công nhận.

“Tịnh thất là một am thất nhỏ trong tịnh xá dành cho các cá nhân, chính là các tu sĩ Phật giáo tương đương như một Thiền Viện, tuy nhiên trong một khuôn khổ hẹp cả về việc sinh hoạt tôn giáo”.

Thượng tọa Từ khẳng định, ông Vân chưa một ngày nào tu hành, khi cơ quan Nhà nước kiểm tra hành chính, họ nói chúng tôi là người dân. Khi lên mạng và truyền thông, họ lại nói rằng đây là chùa. Như vậy là giả mạo Phật giáo.”

Các phát biểu trên đã vi phạm vào Điều 5 Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo 2016 về những điều cấm không được làm. Đặc biệt, khi so sánh với tính chất vụ án ông Lê Tùng Vân và những người có liên quan vừa được tôi trình bày ở trên thì tôi thấy các chứng cứ tôi vừa viện dẫn còn mang dấu hiệu rõ ràng, minh tường và đầy đủ hơn rất nhiều. Điều này cho thấy ông Trần Ngọc Thảo cũng đã phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự 2015. Hành vi phạm tội này đã trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của tôi và của các phật tử khác mà pháp luật Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ. Hành vi vi phạm đó là cưỡng bức chúng tôi phải tham gia vào tổ chức tôn giáo của ông ta. Chỉ có tổ chức tôn giáo của ông ta mới có quyền phán xét tư cách một người tu hành theo đạo Phật và phán xét tư cách của một cơ sở tu tập đạo Phật.

Vì vậy, căn cứ theo Điều 5 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tôi tố giác và yêu cầu các cơ quan chức năng nhận được đơn này phải xử lý theo pháp luật hành vi có dấu hiệu vi phạm hình sự của ông Trần Ngọc Thảo và những người khác có hành vi dính líu.

Về trách nhiệm dân sự của ông Trần Ngọc Thảo, căn cứ theo Điều 30 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 và các quy định pháp luật khác, chúng tôi yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ và đề nghị Toà án buộc ông Trần Ngọc Thảo phải bồi thường cho tôi tổng số tiền là: xxx vnd.

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐÒI HỎI NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRƯỚC PHÁP LUẬT


Vụ án ông Lê Tùng Vân phải được coi như một tiền lệ án để xem xét tính công bằng và sự bình đẳng trước pháp luật với tất cả mọi người dựa trên các quy định minh tường sau đây:

1/ Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội…”

2/ Điểm b Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội…”

Gửi tới quý cơ quan niềm tin về sự cần phải thiết lập tính công bằng trước công lý để có một xã hội văn minh và lời chào trân trọng.

Người tố giác tội phạm
(ký và ghi rõ họ tên)


BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam